Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết, chỉ riêng ở Mỹ năm 2004-2009 có 2,3 triệu lượt cấp cứu vì những chấn thương khi chơi thể thao. Môn bóng đá đá chiếm tỷ lệ cao nhất với 394.350 ca chấn thương, xếp sau là bóng rổ với 389.610 ca, bóng bầu dục với 119.810 ca… Đến 24 trẻ dưới 19 tuổi tử vong liên quan đến các hoạt động thể thao.
Những vị trí trên cơ thể dễ chấn thương như cổ chân (15%), đầu (14 %), ngón tay (12 %), đầu gối (9%) và mặt (7 %), theo thống kê của Mỹ.
Cũng theo Trung tâm CDC, hơn một nửa số trường hợp chấn thương trong thể thao là ngăn ngừa được. Hiện nay, người Việt Nam chơi thể thao ngày càng tăng, trong đó có nhiều môn tính đối kháng cao. Kèm theo đó là nguy cơ chấn thương nhiều hơn nếu không biết cách phòng ngừa đúng đắn.
10 môn thể thao gây ra nhiều chấn thương nhất. Biểu đồ: CDC |
Bác sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể như Mỹ. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng chục nghìn ca chấn thương liên quan đến thể thao được điều trị và phẫu thuật tại bệnh viện. Đa số chấn thương là đứt dây chằng chéo trước, gãy xương đòn, trật khớp xương thuyền cổ chân…
Chấn thương trong khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao có thể cấp tính (tổn thương xảy ra ngay khi chơi như bong gân, trật khớp, gãy xương…) hay mạn tính (như đau cơ dai dẳng, đau cơ khi vận động…). Tổn thương mạn tính này khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống, đôi khi cần điều trị lâu dài.
Những vị trí dễ chấn thương nhất khi chơi thể thao. Ảnh: CDC |
Chơi thể thao có ích trong việc nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tạo tâm lý thoải mái và giảm stress. Tuy nhiên hoạt động thể lực không đúng cách có thể gây ra những chấn thương không mong muốn, nhiều khi rất nặng nề để lại những di chứng về sau.
>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi động khi chơi thể thao
Hoài Nhơn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét